“Nghề làm muối ở Bạc Liêu” - Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Nghề làm muối Bạc Liêu từ xưa đã nổi tiếng tại Nam bộ, là sản phẩm gắn liền với những người đi khai phá vùng đất mới ven biển. Sản phẩm muối Bạc Liêu nổi tiếng về chất lượng, có một hương vị đậm đà, rất độc đáo. Mùa làm muối ở Bạc Liêu thường bắt đầu từ khoảng tháng 12 đến tháng 4 năm sau.

Gia Lai: Đưa văn hóa làng ra phố

Chương trình “Sắc màu văn hóa Gia Lai - Bảo tồn và phát triển”, là sáng kiến của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch địa phương trong nỗ lực bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa đặc sắc của các dân tộc thiểu số tỉnh Gia Lai. Đây là mô hình hoạt động theo hình thức “đưa không gian văn hóa từ làng ra phố”.

Du lịch bảo tàng theo lối khảo cổ

Hệ thống bảo tàng ở Việt Nam khá đa dạng về loại hình, trong đó bảo tàng lịch sử - văn hóa có mặt ở khắp các địa phương, nhiều tỉnh và ngành có các bảo tàng chuyên đề, bảo tàng danh nhân... Hệ thống bảo tàng này phục vụ nhiều đối tượng, ưu tiên và phổ biến nhất là khách theo các tour du lịch.

Giữ gìn nghề chằm nón lá truyền thống ở vùng quê miền Tây sông nước

Nằm men theo tuyến sông Long Hồ, xóm nghề chằm nón lá (khóm 6, thị trấn Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long) đã tồn tại hàng chục năm qua với nhiều thế hệ người dân làm nghề. Trải qua sự phát triển thăng trầm, chiếc nón lá góp phần mang lại giá trị kinh tế, tạo việc làm cho người dân nơi đây. Tuy nhiên, giờ đây, làng nghề đang đối mặt với nhiều khó khăn do nhu cầu của thị trường ngày thu hẹp. Từ một xóm nghề với nhà nhà làm nón lá, nay chỉ còn khoảng hơn 40 hộ làm nghề.

Xây dựng mô hình bảo tồn, phát huy múa Tắc Xình, dân tộc Sán Chay, tỉnh Thái Nguyên, năm 2023

Năm 2023, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc, thiểu số và miền núi năm 2023 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam đã phối hợp với UBND huyện Phú Lương, Phòng Văn hóa Thông tin huyện Phú Lương và UBND xã Tức Tranh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên tổ chức chương trình "Xây dựng mô hình bảo tồn, phát huy múa Tắc Xình, dân tộc Sán Chay, xã Tức Tranh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên, năm 2023".

Phú Yên: Dấu ấn một dòng gốm cổ

90 hiện vật gốc và 115 hình ảnh về gốm Quảng Đức đang được trưng bày tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên. Đây là một dòng gốm cổ và là một trong những di sản văn hóa tiêu biểu của Phú Yên. Để tổ chức trưng bày chuyên đề Dấu ấn một dòng gốm cổ, từ nhiều năm qua, Bảo tàng tỉnh đã sưu tầm, đưa vào bảo quản, lưu giữ và liên tục bổ sung, nâng tầm giá trị sưu tập hiện vật gốm Quảng Đức, nhằm giới thiệu, phổ biến rộng rãi những giá trị đặc sắc của dòng gốm có tuổi đời hơn 300 năm này.

Bảo tồn nghề truyền thống của người Tày (Lào Cai) gắn với phát triển du lịch cộng đồng

Bảo tồn và phát huy giá trị của các nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch cộng đồng đã và đang là chủ trương và hướng đi đúng đắn, thiết thực, mang lại lợi ích nhiều mặt của địa phương xã Nghĩa Đô (Bảo Yên, Lào Cai).

Cao Bằng: Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hoá

Là địa phương có nhiều dân tộc cùng sinh sống, kho tàng văn hóa truyền thống của cộng đồng các dân tộc trên địa bàn tỉnh Cao Bằng vô cùng phong phú, đa dạng và đặc sắc. Trải qua thời gian, di sản văn hóa ngày càng chứng minh vai trò là nguồn lực dồi dào cho tăng trưởng kinh tế và là điểm tựa vững chắc cho đời sống tinh thần. Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa là nhiệm vụ quan trọng, góp phần xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Phát huy giá trị di sản của Khu di tích Óc Eo - Ba Thê (tỉnh An Giang)

Những năm qua, công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Óc Eo đạt được nhiều thành tựu. Trong đó, Khu di tích Óc Eo - Ba Thê (huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang) là Di tích cấp quốc gia đặc biệt, đang trong giai đoạn làm hồ sơ đề nghị Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) ghi danh là Di sản văn hóa thế giới.

Bảo tồn, khai thác nhà cổ trong lòng di sản Tràng An

Quần thể danh thắng Tràng An (Ninh Bình) là di sản hỗn hợp đầu tiên và duy nhất của khu vực Đông Nam Á được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới vào năm 2014 nhờ các giá trị nổi bật toàn cầu về địa chất địa mạo, cảnh quan và nền văn hóa được kết tinh, bồi tụ trải dài suốt hàng chục thế kỷ.