Mái nhà điện mặt trời nối lưới ở TP.HCM

Lần đầu tiên tại Việt Nam, TS. Lê Hoàng Thị Tố và nhóm cộng sự của Công ty Đức Anh Quân (Q.Phú Nhuận, TP.HCM) nghiên cứu thực hiện thành công giải pháp kỹ thuật “Mái nhà điện mặt trời nối lưới”.

Nhà làm bằng tre có khả năng hấp thụ khí CO2

Ngày 26/10/2009, Quỹ hỗ trợ sáng tạo Altran của Tây Ban Nha đã giới thiệu mô hình nhà ở với vật liệu xây dựng chủ yếu là tre có khả năng hấp thụ khí thải CO2 một cách tự nhiên. Đây là công trình đã giành giải thưởng sáng tạo trong năm 2008 của quỹ Altran, với hai điểm mạnh chủ chốt là giảm bớt lượng khí thải CO2 vào môi trường và mở ra cơ hội kinh doanh cho các nước nhiệt đới có sẵn loại "vật liệu xanh" này. 

Du lịch đồng bằng sông Hồng: Tìm giải pháp để phát triển bền vững

Vùng đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) bao gồm 10 tỉnh, thành phố là Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình. Đây là vùng sở hữu nhiều tài nguyên thiên nhiên và có đủ điều kiện để trở thành một trung tâm du lịch lớn của cả nước. Tuy nhiên, để khai thác hiệu quả tiềm năng du lịch nơi đây đang là "bài toán khó" đối với ngành du lịch.

Trải nghiệm rừng mưa nhiệt đới Cúc Phương

Hơn 5 tầng thực vật ken dày ở những độ cao khác nhau khiến mỗi cơn mưa ở rừng Cúc Phương diễn ra chậm hơn nhưng cũng kéo dài hơn.

Cần sử dụng hệ sinh thái đảo hợp lý

Hệ sinh thái đảo là một kho tài nguyên vô cùng quý báu. Nhưng nếu không sử dụng hợp lý thì cái “kho” đó sẽ ngày càng cạn kiệt. Kích thước, tuổi và sự cô lập địa lý của đảo là những yếu tố quyết định đặc điểm tài nguyên, độ nhạy cảm và số lượng loài xuất hiện trên đảo.

Phủ xanh sa mạc, giảm nhiệt độ trái đất

Trong suốt thế kỷ qua, một số nhà khoa học vẫn mơ tới kế hoạch xanh hoá sa mạc Sahara bằng những bãi biển hoặc những dải đất rộng có thể trồng trọt. Đến nay, một nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ cho biết đã tìm ra cách biến giấc mơ phủ xanh sa mạc và làm chậm quá trình biến đổi khí hậu thành hiện thực.

Thảm cỏ biển - môi trường lý tưởng ươm nuôi các giống hải sản

Các thảm cỏ biển là hệ sinh thái có năng suất sinh học cao, góp phần quan trọng trong việc cung cấp thức ăn và nguồn giống hải sản cho vùng biển, đặc biệt đối với rùa biển, thú biển và cá biển. "Cứ 1m2 cỏ biển sản sinh ra 10 lít ôxy hòa tan/ngày cho nên đây là nơi thuận lợi cho sinh sản, ươm nuôi các giống hải sản và là những bãi hải sản quan trọng ven bờ"- PGS.TS Nguyễn Chu Hồi, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam khẳng định.

“Mái nhà xanh” làm giảm sự nóng lên toàn cầu

Trong một thông báo của các nhà khoa học tại Michigan, đăng trên Tạp chí Environmental Science&Technology, ngày càng phổ biến việc người dân thành thị trồng cây xanh trên các mái nhà ở (sân thượng) của mình, gọi là “mái nhà xanh”. Nếu thực hiện điều này thay vì các mái nhà theo kiểu cũ ở các thành thị thì chính những mái nhà đó trở thành một biện pháp hiệu quả góp phần chống lại sự nóng lên của Trái đất.

Biến đổi khí hậu đe dọa khu vực sông Mekong

Khu vực sông Mekong được coi là một trong những vùng đa dạng sinh học cuối cùng của hành tinh, bao gồm 5 nước Đông Nam Á và tỉnh Vân Nam của Trung Quốc. Nếu sự biến đổi khí hậu tiếp tục diễn ra, thì như cảnh báo của WWF, 163 loài động vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng.  Nhóm bảo vệ động vật hoang dã thuộc WWF tuần qua vừa cho biết hiện tượng thay đổi khí hậu đang đe doạ 163 loài quý hiếm mới được phát hiện năm ngoái tại khu vực sông Mekong.

Mawlynnong - ngôi làng xanh sạch nhất Ấn Độ

Mawlynnong (bang Meghalaya) khiến các làng bên phải "ghen tị", khi du khách ùn ùn đổ đến để tìm hiểu vì sao nơi đây được vinh danh là làng "sạch nhất và có giáo dục tốt nhất" Ấn Độ.