Lịch sử mỗi dân tộc, quốc gia luôn trải qua những giai đoạn thăng trầm. Để tìm về quá khứ, những pho sách khô khan là không đủ. Lịch sử trở nên sống động từ những hiện vật còn sót lại qua năm tháng. Hệ thống bảo vật quốc gia chính là những pho sử sống, là những hiện vật lịch sử tiêu biểu nhất cho từng giai đoạn lịch sử quan trọng của dân tộc.
Sau 11 lần được Thủ tướng Chính phủ công nhận, đến nay, cả nước hiện có 265 Bảo vật quốc gia. Về lịch sử, Bảo vật quốc gia gắn với những sự kiện quan trọng nhất, có tính bước ngoặt trong lịch sử đất nước. Về văn hóa, đó là những hiện vật kết tinh tinh hoa văn hóa của các thời đại. Nhiều hiện vật gắn với cuộc đời, sự nghiệp danh nhân, Anh hùng dân tộc. Bởi thế, có thể coi các Bảo vật quốc gia là hình ảnh thu nhỏ của lịch sử-văn hóa đất nước.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa yêu cầu tăng cường công tác bảo vệ, bảo quản, phát huy giá trị của bảo vật quốc gia và lập hồ sơ hiện vật đề nghị công nhận bảo vật quốc gia đợt 12, năm 2023.
Trong 27 hiện vật mới được bổ sung vào Danh mục Bảo vật quốc gia (đợt 11, năm 2022), pho tượng Thánh tổ Hoàng đế An Dương tại Khu di tích quốc gia đặc biệt Cổ Loa (huyện Đông Anh, Hà Nội) là hiện vật gốc và độc bản, chưa từng thấy ở bất cứ đền thờ An Dương Vương nào trên cả nước. Bên cạnh những giá trị tiêu biểu về lịch sử - văn hóa, pho tượng còn mang sức sống và hơi thở của nghệ thuật truyền thống tiếp nối qua hàng ngàn năm lịch sử, được nhân dân cả nước tôn vinh như một niềm kiêu hãnh, tự hào.
Qua 2 đợt khai quật lớn vào năm 2003 và 2005, trên diện tích gần 550m2 tại Giồng Lớn Long Sơn, TP. Vũng Tàu, các nhà khảo cổ đã phát hiện 2.308 hiện vật bằng các chất liệu: gốm, đá, thủy tinh, mã não, kim loại màu vàng... ở trong các khu mộ táng. Những hiện vật này đều có niên đại trên dưới 2.000 năm.
Thành phố Hải Phòng vừa tổ chức lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và trưng bày 12 bảo vật quốc gia.