Kiên Giang phát triển du lịch gắn với bảo vệ môi trường sinh thái

Cập nhật: 05/10/2012
Thực hiện Quy hoạch tổng thể về phát triển du lịch, tỉnh Kiên Giang phấn đấu đến năm 2015 trở thành một trong những trung tâm du lịch hấp dẫn của đồng bằng sông Cửu Long và trở thành trung tâm du lịch vùng Nam Bộ vào năm 2030.

 

Ðến năm 2015, thu nhập từ phát triển du lịch của tỉnh đạt 103,36 triệu USD; giải quyết việc làm cho 11.300 người, trong đó lao động trực tiếp là 3.500 người,...

Ðể đạt mục tiêu nêu trên, Kiên Giang chú trọng đầu tư nguồn nhân lực cho phát triển du lịch, như thu hút lao động có trình độ cao trong các ngành kinh doanh du lịch; nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ quản lý, các doanh nghiệp và cộng đồng dân cư tại các điểm du lịch; có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp du lịch tự đào tạo đội ngũ nhân viên,... Tỉnh ưu tiên đầu tư xây dựng các khu, điểm du lịch cấp quốc gia; phát triển cụm du lịch sinh thái biển đảo Phú Quốc thành trung tâm du lịch nghỉ dưỡng, giao thương quốc tế hiện đại, chất lượng cao; xây dựng các khu du lịch sinh thái tại bãi Thơm, Gành Hào,... các khu du lịch hỗn hợp tại bãi Vòng, Vịnh Ðầm,... Ðồng thời, một số khu lưu trú cao cấp sẽ được tập trung xây dựng ở TP Rạch Giá, thị xã Hà Tiên và huyện đảo Phú Quốc. Tổng số vốn đầu tư cho phát triển du lịch của tỉnh  đến năm 2015 là 90,6 triệu USD.

Tỉnh Quảng Bình hiện có 24 tổ chức cơ sở đảng với 911 đảng viên đang hoạt động trong các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước (công ty cổ phần, công ty TNHH không có vốn nhà nước và doanh nghiệp tư nhân). Tỉnh phấn đấu đến năm 2015, có 50% số doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước sử dụng 100 lao động thường xuyên trở lên có tổ chức đảng; 100% số thôn, bản có tổ chức đảng; tất cả trường học, trạm y tế, hợp tác xã có chi bộ hoặc có đảng viên.

Thực hiện chương trình đó, Tỉnh ủy tập trung chỉ đạo, thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, trọng tâm là: Tăng cường công tác tuyên truyền về vai trò tổ chức đảng đối với các chủ doanh nghiệp và người lao động, nhất là trong các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước. Ðối với các khu dân cư, thôn, bản vùng sâu, vùng xa, các cấp ủy đảng tiếp tục triển khai thực hiện sâu rộng việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, đẩy mạnh các phong trào thi đua phát triển kinh tế - xã hội. Thông qua đó, phát hiện, tạo nguồn bồi dưỡng kết nạp đảng viên, gắn với củng cố, nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đảng,  chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên. Tạo chuyển biến mạnh mẽ về công tác cán bộ; xây dựng đội ngũ cấp ủy viên các cấp có phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức học tập, quán triệt các nghị quyết của Ðảng; đẩy mạnh việc học tập, nâng cao trình độ lý luận chính trị cho cán bộ đảng, đảng viên.

Nguồn: Nhân Dân điện tử