Có một chợ quê ít dùng túi ni-lông

Nhiều năm qua, người dân xã Liên Chung, huyện Tân Yên (Bắc Giang) vẫn sử dụng làn để đi chợ đựng đồ, ít dùng túi ni-lông, góp phần bảo vệ môi trường

Những mô hình tiên tiến trong bảo vệ môi trường

Các cấp bộ Hội Phụ nữ Việt Nam đã xây dựng, duy trì các mô hình tiên tiến bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ và phòng chống ô nhiễm môi trường, chuyển giao công nghệ mới trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Sân Chơi Xanh vui học phân loại rác thải

Câu lạc bộ Thế Hệ Xanh RMIT đã mang đến sáng kiến về một Sân Chơi Xanh, nơi các em học cách phân loại rác thải thông qua một loạt các trò chơi ngoài trời vui nhộn. Sự kiện vừa diễn ra sáng nay (21/10) tại Nhà thi đấu trường đại học RMIT - cơ sở Nam Sài Gòn.

Dân đảo làm hướng dẫn viên du lịch

Với mong muốn giới thiệu cho du khách biết đến những cảnh đẹp trên chính quê hương mình, Võ Phúc Sinh (SN 1983, trú thôn Bãi Ông, xã đảo Tân Hiệp, TP.Hội An) đã theo đuổi đam mê làm du lịch và trở thành hướng dẫn viên có tiếng ở đảo Cù Lao Chàm.

Thay đổi hành vi thả vàng mã xuống sông Hương: Kiên trì và cứng rắn

Gần đây, khách hành hương về lễ hội điện Hòn Chén ngày càng đông bao nhiêu thì lượng vàng mã thả xuống sông Hương nhiều bấy nhiêu.

Giải pháp bảo tồn biển ở Lý Sơn

Những năm gần đây, do hoạt động khai thác ồ ạt của người dân cùng với việc môi trường biển ô nhiễm đã làm suy giảm nghiêm trọng đa dạng sinh học tại đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi). Việc bảo vệ tài nguyên biển, phục hồi và tái tạo đa dạng sinh học ở đây là rất cần thiết.

Trường Yên: Phát triển du lịch đi đôi với bảo vệ môi trường

Du lịch, dịch vụ là ngành kinh tế mũi nhọn, mang lại thu nhập cao cho người dân và đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội của xã Trường Yên (huyện Hoa Lư). Để du lịch phát triển bền vững, những năm qua xã Trường Yên luôn chú trọng xây dựng nếp sống văn minh, có nhiều giải pháp bảo vệ môi trường tại khu du lịch và các khu dân cư ngày càng xanh - sạch - đẹp.

Tam Hải, Núi Thành, Quảng Nam tiếp cận bảo tồn để phát triển bền vững - Phần 2

Được gọi là đảo, nhưng không xa lắm từ đất liền, chỉ cách một dòng sông, xã Tam Hải, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam, được che chắn bởi những dải đá trầm tích biến chất hàng trăm triệu năm tuổi và bao bọc chung quanh bởi 2 nguồn nước mặn và ngọt. Từ đó, nơi đây một nguồn tài nguyên phong phú, một cảnh quan môi trường nền nã được hình thành, tuy nhiên trong những năm qua, những giá trị ấy hầu như chưa được khơi dậy.

Tam Hải, Núi Thành, Quảng Nam tiếp cận bảo tồn để phát triển bền vững - Phần 1

Được gọi là đảo, nhưng không xa lắm từ đất liền, chỉ cách một dòng sông, xã Tam Hải, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam, được che chắn bởi những dải đá trầm tích biến chất hàng trăm triệu năm tuổi và bao bọc chung quanh bởi 2 nguồn nước mặn và ngọt. Từ đó, nơi đây một nguồn tài nguyên phong phú, một cảnh quan môi trường nền nã được hình thành, tuy nhiên trong những năm qua, những giá trị ấy hầu như chưa được khơi dậy. Việc nhận diện những giá trị nỗi trội, tài sản cộng đồng hỗ trợ cho phát triển kinh tế xã hội tại địa phương, ngoài những gì từ thiên nhiên, văn hóa, các đóng góp từ cộng đồng cũng cần được tổng hợp và khôi phục nhân rộng. Thông qua việc rà soát hoạt động đóng góp, nỗ lực bảo tồn tại địa phương trước đây, báo cáo đã kiến nghị các giải pháp bảo tồn và phát triển tiềm năng phục vụ cải thiện sinh kế người dân, kinh tế xã hội Tam Hải, Núi Thành.

Chàng trai nhặt rác làm sạch Sơn Trà

Bất cứ du khách nào lên Sơn Trà (Đà Nẵng) vào buổi sáng sớm hoặc chiều về cũng sẽ bắt gặp hình ảnh một người đàn ông to khỏe, da rám nắng, săn chắc cùng một mớ bao bì, chai lọ dắt quanh chiếc xe máy cà tàng chạy quanh núi, đó là anh Đào Đặng Công Trung (Sinh năm 1978, Giám đốc Công ty Danang Ocean Tour). Mặc dù là Giám đốc của doanh nghiệp, nhưng Trung vẫn không ngại ngần, hàng ngày âm thầm cùng chiếc xe máy cà tàng nhặt từng vỏ chai nhựa do du khách vứt bỏ trên Sơn Trà với mong muốn giữ môi trường và màu xanh nơi đây.